Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản do kích thích của các chất dịch trong dạ dày. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, loét thực quản, viêm có thể từ mức độ nhẹ đến nặng và có nguy cơ ung thư. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do ăn uống không đúng khoa học, stress… Vậy ngoài những yếu tố này ra còn có những nguyên nhân nào gây bệnh trào ngược dạ dày. Chúng ta cùng tìm ra nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này nhé!
Trào ngược dạ dày do những tác nhân sau
Trào ngược dạ dày có thể gặp ở bất kì đối tượng nào. Khi bị trào ngược dạ dày rất khó chịu và mệt mỏi. Chúng ta cùng tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân gây nên chứng bệnh này nhé!
Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học
Thói quen ăn uống không khoa học chính nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng trào ngược dạ dày khó chịu. Ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có chứa acid khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán. Tất cả những thói quen xấu này sẽ gây ra hậu quả khôn lường mà ít ai biết. Họ chỉ nghĩ rằng ăn quá no, ăn đêm là những cách tẩm bổ giúp cơ thể khỏe hơn, nhưng đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Hút thuốc lá, uống rượu bia cũng là yếu tố gây ra bệnh trào ngược dạ dày. Vì trong thuốc lá có chứa chất nicotin thúc đẩy cơ thể tăng tiết HCl và Pepsine. Những chất ăn mòn dạ dày và kích ứng dạ dày gây trào ngược.
Stress, mệt mỏi, căng thẳng
Stress là một hiện tượng phức tạp và khó có định nghĩa chính xác. Nó là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần.
Stress có nhiều mức độ khác nhau và ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày mà chúng ta phải chịu hàng ngày. Chính vì vậy, để hạn chế chứng bệnh này, chúng ta nên tập thói quen sắp xếp công việc ổn định, phân chia thời gian hợp lý chong công việc và gia đình. Để tránh tình trạng mệt mỏi, stress, lo âu khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Viêm loét dạ dày, tá tràng
Một số chứng bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng cũng là nguyên nhân gây bệnh. Khi tiếp xúc với thức ăn sẽ tiết acid nhiều hơn và dễ trào ngược lên thực quản.
Dạ dày của người bị viêm loét cũng luôn trong tình trạng bị ứ trệ, tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến cơ này đóng mở bất thường. Từ đó tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày, acid HCl, thậm chí cả dịch mật trào lên ống thực quản.
Trào ngược dạ dày do bẩm sinh, tai nạn
Những yếu tố bẩm sinh như: chức năng cơ thắt thực quản dưới kém, bệnh nhân bị sa dạ dày, hay bệnh nhân có thoát vị cơ hoành, tai nạn. Là một trong những nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản.
Ở trẻ nhỏ, trào ngược dạ dày thường được cho là sinh lý bình thường. Thông thường triệu chứng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và sẽ mất hẳn khi trưởng thành.
Bị béo phì cũng là nguyên nhân gây bệnh
Ít ai nghĩ rằng béo phì lại nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, đó lại là sự thật. Béo phì dễ gây trào ngược dạ dày nguyên nhân là do cân nặng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực của nó yếu đi, vì thế acid dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.
Nhận biết trào ngược dạ dày qua những triệu chứng đơn giản
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng các chất dịch dạ dày vượt qua lỗ tâm vị trào lên thực quản. Bệnh ngày càng trở lên phổ biến tuy nhiên việc nhận biết bệnh tương đối khó do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Trào ngược dạ dày thông thường có những triệu chứng sau đây:
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
- Buồn nôn và nôn, đắng miệng
- Đau tức ngực
- Khàn tiếng và đau họng, nuốt khó
- Nhiều nước bọt
Phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả nhất
Để điều trị bệnh nhanh khỏi và đúng cách, đầu tiên chúng ta cần phải xác định được đâu là nguyên nhân gây bệnh. Từ đó mới có thể điều trị khỏi bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày, chúng ta có thể áp dụng theo:
Thay đổi lối sống và ăn uống
- Người bệnh không nên ăn những món ăn chứa nhiều chất kích thích như những món cay nóng, những món chứa nhiều axit, nhiều dầu mỡ.
- Không sử dụng những đồ uống có ga, chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Nên chia nhỏ những bữa ăn trong ngày ra sẽ khiến dạ dày của bạn thoải mái hơn. Việc điều tiết axit trong dạ dày từ đó cũng ổn định hơn.
Lưu ý đến chế độ sinh hoạt
- Khi vừa ăn xong không nên nằm ngay, vì sẽ khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Chú ý không nên ăn trước khi đi ngủ.
- Tình trạng thừa cân chính là một trong những nguyên nhân gây trào ngược axit dạ dày. Vì vậy, nên kiểm soát cân nặng của mình không nên ăn quá nhiều.
- Thay đổi tư thế ngủ: Dưới tác dụng của lực hấp dẫn thì hiện tượng trào ngược thực quản có thể xảy ra khi ngủ nếu phần thực quản và gan bàn chân bằng nhau. Nên duy trì phần thân phía trên thực quản bao giờ cũng cao hơn gan bàn chân từ 15-20cm.
Sử dụng thuốc trung hòa axit
Một số loại thuốc trung hòa axit hay được sử dụng như Maalox, Mylanta, Gelusil, Rolaids và Tums, có thể làm giảm triệu chứng trào ngược axit nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lâu dài cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Các loại thuốc làm giảm tiết axit dạ dày được gọi là kháng H2, các loại thuốc này bao gồm cimetidine (Tagamet HB), famotidine (Pepcid AC), nizatidine (Axid AR) hoặc ranitidine (Zantac 75). Hãy sử dụng thuốc giảm tiết axit trước khi ăn để ngăn ngừa các triệu chứng của trào ngược axit, hoặc sau khi ăn để điều trị chứng ợ nóng.
Những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chứng bệnh trào ngược dạ dày trên đây mong rằng sẽ giúp ích cho mọi người. Từ đó có thể hạn chế được những nguyên nhân gây ra bệnh. Đồng thời biết cách điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét