Lá tía tô là một loại thảo dược dùng để chữa trị rất nhiều bệnh trong dân gian, từ thời Hoa Đà. Hiện nay, có nhiều người biết đến công dụng và dùng lá tía tô làm vị thuốc chữa bệnh viêm đại tràng mãn tính rất hiệu quả, lành tính. Các bạn có thể tham khảo để áp dụng cách chữa viêm đại tràng mãn tính từ loại cây quen thuộc này ngay dưới đây.
Lá tía tô - Vị thuốc chữa viêm đại tràng mãn tính rất tốt
Tía tô là một loại cây thân thảo được trồng rất phổ biến ở nước ta. Đặc điểm nhận dạng của loại cây này là lá cây mọc đối xứng xứng nhau, mép lá có hình răng cưa, mặt dưới hoặc cả 2 mặt lá màu tím, có lông nhám; hoa tía tô nhỏ, màu trắng mọc ở đầu cành; quả có hình cầu. Cả lá và thân cây tía tô đều có mùi thơm đặc trưng.
Cây tía tô được dùng rất phổ biến vừa làm rau thơm ăn kèm các món ăn vừa là một vị thuốc chữa bệnh. Theo đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm đi vào kinh phế, tỳ có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, tiêu đờm giảm ho và ngoài ra còn có tác dụng giải độc ốc cua gây đau bụng, nôn mửa.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy trong lá tía tô có chứa tinh dầu chủ yếu là Perilla Andehit limonen. Các công dụng được tìm thấy từ lá tía tô rất có lợi cho việc điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính như sau:
- Lá tía tô có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt những trực khuẩn lỵ, trực khuẩn ruột thừa, tụ cầu khuẩn.
- Lá và cành tía tô giúp quá trình phân tiết dịch tiêu hóa hoạt động bình thường, tăng cường chức năng nhu động của ruột và dạ dày
- Lá tía tô có công dụng trong việc giải nhiệt, tăng đường huyết, trấn tĩnh tinh thần.
Từ xưa, lá tía tô đã được sử dụng để chữa bệnh viêm đại tràng mãn tính và các chứng bệnh đường tiêu hóa bằng cách dùng độc vị hoặc kết hợp với các thảo dược khác để chữa bệnh. Người bệnh viêm đại tràng có thể uống nước lá tía tô thường xuyên giúp cải thiện tình trạng bệnh rất tốt và an toàn.
Các công dụng khác của lá tía tô
Dùng lá tía tô chữa cảm
Đây là công dụng được tận dụng nhiều nhất của lá tía tô trong dân gian. Khi bị cảm, sốt dùng lá tía tô để trị cho hiệu quả rất cao. Kinh nghiệm dân gian thường thực hiện như sau:
- Lấy lá tía tô kết hợp với các loại lá có mùi thơm khác như sả, lá tre, hương nhu, lá bưởi đem nấu sôi với nước rồi dùng để xông hơi. Sau khi xông xong thì lau khô mồ hôi cả người rồi đắp chăn nằm nghỉ. Nếu lá xông đã được rửa sạch thì có thể uống 1 bát nước xông để phát huy tác dụng hơn.
- Nấu cháo lá tía tô ăn giúp giải cảm và hạ sốt.
Dùng cho phụ nữ có thai bị cảm cúm
Phụ nữ khi mang thai, nhất là mang thai 3 tháng đầu bị cảm cúm rất dễ làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi. Hơn nữa việc dùng thuốc kháng sinh điều trị không có lợi. Khi đó, các bạn có thể dùng bài thuốc từ là tía tô vừa đơn giản, hiệu quả cao mà rất an toàn.
Bạn lấy 1 nắm lá tía tô và 1 nắm lá kinh giới đem rửa sạch rồi sắc lấy 1 bát nước uống khi còn ấm. Sau đó thai phụ nên ăn cháo nóng có đập vào 1 quả trứng gà tươi.
Dùng lá tía tô chữa cảm mạo
Lá tía tô 1 nắm, vỏ quýt khô lâu năm 1 cái, gừng 3 lát. Đun nước sôi rồi cho 3 thứ vào, đun lại cho sôi, uống nóng. Nếu khó uống cho ít đường phèn. Bài này thích hợp khi bệnh nhân có nôn mửa, đau bụng.
Hoặc bạn lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét