Người bệnh bị viêm loét đại tràng không thể "vơ tư" ăn uống vì có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh và việc điều trị. Theo lời khuyên của bác sĩ, bệnh nhân nên tránh ăn các loại thực phẩm dưới đây trong quá trình điều trị bệnh để tránh gây ảnh hưởng xấu.
Đậu
Đậu có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, tiêu biểu là protein và chất xơ. Tuy nhiên, cũng chính vì chứa nhiều chất xơ nên không được khuyến khích cho người bị viêm loét đại tràng vì có thể làm tăng hiện tượng đầy hơi.
Bông cải xanh
Bông cải xanh cũng có chứa nhiều chất xơ dễ gây đầy hơi. Do đó, khi bị viêm loét đại tràng, người bệnh nên tránh ăn nhiều bông cải xanh. Ngoài ra, các loại rau chứa nhiều chất xơ khác như bắp cải, cần tây cũng nên tránh ăn.
Bắp và nấm
Các thực phẩm này có thể gây kích thích đường tiêu hóa và tiêu chảy ở những người bị viêm loét đại tràng. Do vậy bạn nên loại chúng ra khỏi thực đơn ăn uống của mình và thay vào đó là các loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa khác.
Củ hành
Đây cũng là thực phẩm nên hạn chế tiêu thụ khi bị viêm loét đại tràng do có chứa nhiều chất xơ, khó tiêu hóa. Trong trường hợp chế biến món ăn từ củ hành, tốt nhất khi nấu bạn nên cắt hoặc băm nhỏ ra sẽ giúp người bệnh hấp thụ tốt hơn.
Thực phẩm dạng kem
Một số loại gia vị và nước sốt nhiều chất béo như mayonnaise hoặc nước sốt chuyên dùng với các món mì, đôi khi có thể gây các triệu chứng viêm loét đại tràng. Nếu dùng bơ và đậu phộng cũng gặp phải vấn đề tương tự.
Thịt mỡ
Không chỉ người bệnh viêm loét đại tràng mà các bệnh dạ dày - tá tràng nói chung cũng nên tránh ăn thịt mỡ. Món ăn này rất "kỵ" với người bệnh vì khó tiêu hóa. Thay vào đó, người bệnh nên ăn thịt nạc sẽ tốt hơn.
Chocolate
Chocolate có chứa phần lớn đường và caffeine, tác nhân gây hiện tượng co thắt bụng và tăng số lần đi tiêu ở người bị viêm loét đại tràng, đặc biệt khi bệnh có hiện tượng nặng. Nếu muốn ăn chocolate chỉ nên ăn miếng nhỏ.
Cà phê và trà
Đây là các chất kích thích có thể khiến cho tình trạng viêm loét đại tràng trở nên nghiêm trọng hơn và làm gia tăng triệu chứng bệnh. Ngoài trà và cà phê, các loại thức uống khác như nước ngọt, nước tăng lực cũng có tác dụng tương tự nên cần tránh tiêu thụ.
Soda
Uống soda và nước giải khát có ga làm đầy hơi, sôi ruột, chuột rút và sình bụng vì chúng chứa nhiều. Vì vậy bạn nên hạn chế uống soda, không nên uống có ống hút vì nó tạo nhiều bọt khí trong đường ruột.
Rượu
Rượu bia rất kỵ đối với người bệnh dạ dày - tá tràng, sẽ làm nghiêm trọng vết loét, gia tăng tổn thương. Chất cồn trong rượu sẽ gây kích thích ruột, gây tiêu chảy và viêm loét. Do đó, người bệnh nên tử bỏ thói quen uống rượu bia.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét