Viêm đại tràng xuất huyết là một chứng bệnh nguy hiểm cầ được phát hiện và chữa trị sớm để tránh dẫn đến ung thư và đe dọa tính mang người bệnh. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh đại tràng xuất huyết (chảy máu) và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả mà bạn nên biết để chống lại căn bệnh này.
Triệu chứng bệnh viêm đại tràng xuất huyết
Bệnh viêm đại tràng xuất huyết ban đầu dễ bị nhầm lẫn với bệnh lỵ nên không được điều trị kịp thời và đúng cách. Để phân biệt, người bệnh cần chú ý một số dầu hiệu viêm đại tràng xuất huyết như sau:
- Triệu chứng ở giai đoạn đầu: đi ngoài phân có dính nhầy và máu khoảng 1-2 lần trong ngày ngày. Có thể kèm theo triệu chứng đau quặn bụng. Trường hợp nặng hơn có thể đi ngoài 4 lần/ngày có kèm theo máu, các biểu hiểu khác đi cùng là sốt, người mệt mỏi.
- Khi bệnh phát triển: người bệnh đi ngoài ra máu ngày 6 lần và thường xảy ra vào ban đêm. Các biểu hiện khác kèm theo là bị đau rát hậu môn, tim đập nhanh, tụt huyết áp, sốt cao rất nguy hiểm.
- Các triệu chứng khác thường gặp khi bị viêm đại tràng chảy máu: thường xuyên thấy khát nước, môi khô, người xanh xao, đau bụng dữ dội do viêm đại tràng nhiễm độc, sưng đau khớp…Bệnh dễ gây biến chứng nguy hiểm như cơ thể suy kiệt, thiếu máu, sốc do nhiễm độc, thủng đại tràng, ung thư.
Điều trị bệnh viêm đại tràng xuất huyết
Điều trị viêm đại tràng xuất huyết tùy theo tình trạng, giai đoạn của bệnh, các bác sỹ sẽ chỉ định dùng những loại thuốc khác nhau để ngăn chặn việc lan rộng và kiểm soát bệnh. Để khỏi bệnh hoàn toàn người bệnh buộc phải được phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng. Trước tiên, người bệnh có thể dùng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt phù hợp như sau:
Thuốc chữa viêm đại tràng xuất huyết
- Corticoid
Nhóm thuốc này được sử dụng để điều trị cho các đợt bệnh cấp tính nặng và vừa, nhất là thể viêm đại tràng toàn bộ hoặc đại tràng trái. Thuốc dùng theo hướng dẫn của bác sĩ và phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể.
Tác dụng: thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, kháng viêm, đặc biệt là ức chế men phospho lipase A2 nên ngăn chặn sự phóng thích của acid arachidonic từ các phospholipid.
Nếu bệnh nhân dùng corticoid trên 3 tháng mà đáp ứng không tốt thì đặt vấn đề cắt bỏ đại tràng.
Tác dụng phụ của thuốc đặc biệt khi dùng liều cao kéo dài: phù, rối loạn nước và điện giải, teo cơ, loãng xương, loét hoặc chảy máu tiêu hoá, kinh nguyệt không đều, rậm lông..
- Sulfasalazin và các dẫn chất
Ngoài sulfapyridin còn có 2 dẫn chất là Salicylazo - sulfapyridin vừa có tác dụng kháng viêm vừa có tác dụng kháng khuẩn.
Nhóm thuốc này thường có hiệu quả trong đợt tiến triển nhẹ hoặc trung bình, trong viêm đại tràng trái hoặc đại tràng sigma - trực tràng. Và có thể dùng phối hợp với corticoid để cho hiệu quả điều trị cao hơn.
Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là buồn nôn
Tác dụng phụ thường gặp là chậm tiêu, buồn nôn, nhức đầu, ngoài ra có một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn nhưng nặng hơn đó là nổi ban, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu huyết tán, bệnh phổi kẽ.
Một số thuốc khác
Thông thường đó là các loại thuốc gồm: Azathioprin (imuran) dùng cho các trường hợp bị nặng có hiệu quả. Thuốc chống chỉ định ở bệnh nhân có tổn thương ở gan, người có tiền sử bệnh gan và phụ nữ có thai và thuốc Cyclosporin.
Chăm sóc người bệnh viêm đại tràng xuất huyết tại nhà
Các loại thức ăn mềm thích hợp cho người bệnh viêm đại tràng
Cùng với sử dụng thuốc điều trị, người bệnh viêm đại tràng xuất huyết cần kết hợp chăm sóc bệnh thật tốt, chú ý tới chế độ ăn uống phù hợp tốt cho hệ tiêu hóa và thay đổi thói quen sinh hoạt phù hợp. Cụ thể như sau:
- Chế độ ăn uống: bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu. Bên cạnh đó hạn chế ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, các thực phẩm có chứa nhiều chất kích thích không tốt cho hệ tiêu hóa. Nhất là không nên dùng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, rau sống,....
- Tạo tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress,
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét