Bệnh viêm đại tràng là bệnh liên quan tới đường tiêu hóa thường gặp, Bệnh bị ảnh hưởng lớn của chế độ ăn uống hàng ngày, thường khỏi phát từ trường hợp viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn ăn uống, ngoài ra, viêm đại tràng còn có thể do yếu tố tâm lý thần kinh như xúc động, lo lắng stress… làm ảnh hưởng tới sự điều tiết của hệ thống thần kinh thực vật, gây tăng tiết các chất làm loét ruột. Tuy thực phẩm ăn uống không phải là thuốc chữa bệnh nhưng trong bệnh viêm đại tràng thì nó lại ảnh hưởng khá nghiêm trọng góp phần thúc đẩy quá trình lành bệnh và làm giảm các triệu chứng của bệnh đại tràng. Do đó người bệnh cần trang bị cho mình các kiến thức nên hay không nên ăn gì để hạn chế các tình trạng trên. Dưới đây là một chế độ ăn uống hợp lý dành cho bệnh viêm đại tràng mà mọi người nên biết để cải thiện tình hình bệnh tình của mình nha.
Chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh viêm đại tràng
Chế độ ăn uống dành cho người viêm đại tràng
Người bị viêm đại tràng nên chú ý tới bữa ăn hàng ngày của mình, nó có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh, nhưng cũng có thể làm bệnh nặng hơn nếu như bạn không sử dụng thực phẩm đúng cách. Dưới đây là những trường hợp rối loạn tiêu hóa ở đại tràng mà bạn có thể tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!
- Bệnh mới khỏi phát: trong những ngày bệnh mới xuất hiện thì cơn đau có thể chưa xuất hiện khi đó bạn nên chú ý chế độ ăn uống tẩm bổ đầy đủ chất dinh dưỡng, nhằm giúp cơ thể hấp thu đầy đủ chất tạo sức đề kháng tốt trong việc điều trị bệnh. Khi đó bạn nên bổ xung đầy đủ các loại thịt như: cá, thịt đỏ, rau xanh....
- Khi bị táo bón: Khi bị táo bón: Tăng chất xơ, giảm chất béo. Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, hơn 2 tiếng lại ăn một bữa. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa củ quả, hạn chế ăn thịt, bạn nên chuyển sang ăn cá để cải thiện bệnh. Hạn chế mỡ: Các món rán, xào… chứa hàm lượng mỡ cao nên hạn chế sử dụng.
- Khi bị tiêu chảy: Không ăn thức ăn có chất xơ dạng không tan như cellulose giảm thành ruột bị cọ xát. Rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp bỏ khỏi thực đơn, trái cây tươi khi ăn nên gọt vỏ, hoặc xay nhừ như chuối, táo.
- Nên dùng các thực phẩm: gạo, khoai tây, thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, sữa không có lactose, các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải.
- Tránh chất kích thích: những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, sôcôla, trà… đều phải kiêng. Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế các món xào, rán, sốt.đều phải kiêng. Các sản phẩm từ sữa nên hạn chế vì trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu, chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. Thay bằng sữa đậu nành tốt hơn cho người bệnh.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần có chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đúng giờ giấc. Tăng cường vận động, hạn chế ngồi nhiều một chỗ. Tinh thần thoải mái: tránh bớt các căng thẳng về thần kinh, thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh, ngồi thiền, tập yoga, đi bộ…Chúc các bạn sớm khỏi bệnh!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét