Tỷ lệ mắc bệnh viêm đại tràng đang ngày càng cao ở nhiều nước đang và kém phát triển do mức sống còn thấp nên điều kiện vệ sinh trong ăn uống ít được chú trọng. Bệnh viêm đại tràng thường khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hoá cấp tính do nhiễm khuẩn các vi khuẩn hay các ký sinh vật qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang viêm đại tràng mạn tính. Để điều trị bệnh viêm đại tràng rất khó thực hiện do tình trạng nhờn thuốc điều trị và việc kháng thuốc ở các bệnh nhân. Các phương pháp điều trị hiện nay sử dụng thuốc tân dược chủ yếu để khắc phục các triệu chứng. Vì thế nên việc điều trị viêm đại tràng thì bạn nên biết rõ triệu chứng của bệnh như thế nào từ đó có thể nhận biết bệnh một cách sớm nhất có thể để có hướng điếu trị bệnh kịp thời nhất.
Nhận biết và điều trị viêm đại tràng
Nhận biết viêm đại tràng thông qua triệu chứng
- Rối loạn tiêu hóa: Một số bệnh nhân bị viêm loét đại tràng sẽ liên tục có cảm giác sôi sục trong ruột và muốn đi tiêu ngay lập tức. Rối loạn đại tiện cũng rất dễ xảy ra, chủ yếu là đi tiêu lỏng nhiều lần một ngày, phân có nhầy, máu, mót rặn, sau đi ngoài đau trong hậu môn.
- Đau và khó chịu : Bệnh nhân viêm đại tràng thường có cảm giác nặng bụng, thậm chí có cảm giác có khối đá đè trong bụng. Đau và khó chịu sẽ bớt khi đại tiện, trung tiện được và tăng lên khi bị táo bón.
- Chảy máu : Trong thời gian bị viêm loét đại tràng, một số bệnh nhân có thể gặp phải trường hợp đi tiêu ra máu, đôi khi phân có mủ hoặc chất nhầy.
- Khó chịu: Hầu hết các bệnh nhân viêm đại tràng đều có cảm giác khó chịu như thể có lửa đốt trong đại tràng khi bị viêm loét đại tràng có thể khiến một số người thường xuyên tỉnh giấc trong đêm do phải liên tục đi tiêu.
- Giảm cân : Cơ thể bị giảm cân nhanh chóng do viêm ruột loét gây cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và calo của cơ thể. Kết quả là, những người bị viêm loét đại tràng thường bị thiếu hụt dinh dưỡng và có thể khó khăn trong việc duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
Các triệu chứng của bệnh có thể tăng lên theo thời gian, và hầu như bệnh càng nặng thì các biểu hiện càng biểu hiện ra bên ngoài nhiều hơn.
Điều trị bệnh viêm đại tràng
1. Y học hiện đại điều trị bệnh viêm đại tràng
Điều trị triệu chứng: gồm thuốc chống tiêu chảy, thuốc giảm đau và bổ sung sắt
Điều trị chống viêm: sử dụng các thuốc chống viêm như Sulfasalazine (Azulfidine), mesalamine (Asacol, Rowasa) và olsalazine (Dipentum), Balsalazide (Colazal), corticosteroid . Một số loại thuốc ức chế miễn dịch như Imura và mercaptopurine (Purinethol), cyclosporine (Neoral, Sandimmune), infliximab (Remicade), cao dán nicotin.
Phẫu thuật: cắt toàn bộ đại trực tràng và làm hậu môn nhân tạo hoặc nối ruột non với hậu môn nếu điều trị nội khoa và các biện pháp điều trị khác không làm bệnh thuyên giảm. Từ 25 – 40% số bệnh nhân bị viêm loét đại tràng cuối cùng sẽ phải phẫu thuật.
2. Đông y điều trị viêm đại tràng
Một số bài thuốc đông y điều trị làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng như:
Bài thuốc 1: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, phục thần 12g, táo nhân 12g, quế tiêm 6g, mộc hương 8g, trích thảo 6g, đương quy 10g, viễn chí 6g, gừng nướng 4 lát. Sắc uống ngày một thang.
Bài thuốc 2: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, xuyên quy 12g, táo nhân 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang, dùng 10 ngày liền.
Bài thuốc 3: Đẳng sâm 16g, lá mơ lông 16g, hoàng kỳ 12g, chỉ xác 8g, sinh địa 16g, rau má 16g, đại hoàng 4g, ngải tượng 12g, trần bì 6g, toan táo nhân 12g, viễn chí 6g, táo 3 quả. Sắc uống ngày một thang dùng 10 ngày liền.
Bài thuốc 2: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, xuyên quy 12g, táo nhân 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang.
Dù là bạn điều trị bằng phương pháp nào thì bạn cũng nên điều trị bệnh sớm để kết quả điều trị khỏi bệnh được tăng cao nhé.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét