Viêm đại tràng là một bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh có hai dạng là viêm đại tràng cấp và mãn tính. Viêm đại tràng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây ra cho người bệnh rất nhiều phiền toái, bất tiện trong sinh hoạt. Do đó, chữa khỏi bệnh nhanh chóng là mục tiêu hàng đầu của bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính.
Bệnh viêm đại tràng mạn tính
Viêm đại tràng mạn tính (VDTMT) là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng. Bệnh được biểu hiện với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Việc chuẩn đoán, chữa bệnh rất khó khăn do bệnh kéo dài và hay tái phát.
Nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng mãn tính được chia làm 2 nhóm là VDTMT có nguyên nhân và không có nguyên nhân. Với nhóm VDTMT có nguyên nhân được xác định như sau:
- Viêm loét đại tràng do Amip (Lỵ AMIP): người bệnh có biểu hiện đi ngoài phân nhầy lẫn máu kèm cảm giác mót rặn và đau bụng quặn từng cơn. Bệnh thường kéo dài và hay tái phát.
- Viêm đại tràng do lao (lao ruột): người bệnh bị nhiễm lao sẽ có những biểu hiện như sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi biếng ăn, thể trạng suy sụp và rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy kéo dài, phân đàm nhớt hoặc có máu). Bệnh có thể diễn tiến gây tắc ruột hoặc lao màng bụng.
- Viêm đại tràng màng giả: bệnh nhân tiêu chảy nước hoặc có lẫn máu, kèm theo sốt và triệu chứng nhiễm độc do độc tố vi khuẩn. Chẩn đoán dựa vào cấy phân tìm vi khuẩn, nội soi đại tràng kèm sinh thiết.
- Nguyên nhân khác như: những người bị AIDS, lậu herpes simplex virut cũng dễ vị VDTMT
Biểu hiện của bệnh
- Rối loạn đại tiện: đi ngoài phân nát, lỏng, có thể kèm theo dịch nhầy và máu hoặc đi nhiều lần trong ngày. Người bệnh có thể bị táo lỏng xen kẽ nhau.
- Đau bụng: bệnh nhân thường bi đau ở vùng hạ sườn phải và trái (vùng đại tràng góc gan, góc lách). Đau lan dọc theo khung đại tràng với những cơn đau quặn, có khi đau âm ỉ. Bên cạnh đó, những cơn đau dễ xuất hiện khi căng thẳng, lo lắng, ăn uống thất thường.
- Người mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt. Nếu bị bệnh nặng thì cơ thể gầy ốm.
- Nội soi đại trực tràng: thường thấy hiện tượng viêm long niêm mạc, sức bền niêm mạc kém, có thể có các vết loét trợt, ổ loét được phủ lớp nhày trắng, xuất huyết, các ổ áp xe nhỏ, hình ảnh teo đét niêm mạc, các vết sẹo xen kẽ các tổn thương đang hoạt động.
Điều trị viêm đại tràng mạn
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì và kết hợp điều trị toàn diện sẽ hy vọng nhanh khỏi bệnh.
Người bệnh viêm đại tràng cần thiết bổ sung nhiều chất xơ
Tây y có nhiều phương pháp chữa bệnh VDTMT với mục tiêu loại trừ nguyên nhân gây bệnh, giảm thiểu tối đa các biểu hiện của bệnh và hướng tới chấm dứt hoàn toàn căn bệnh này. Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà áp dụng các phương pháp chữa bệnh khác nhau. Nhìn chung, VDTMT được điều trị bởi các loại thuốc: berberin, biseptol, ercefuryl (kháng sinh chống nhiễm khuẩn); nystatin (chống nấm); flagyl, klion, fugacar
(thuốc chống lại các ký sinh trùng); papaverin, no-spa, spasmaverine
(thuốc giảm đau và chống co thắt). Ngoài ra còn có một số loại thuốc như smecta, antibio, bioflor, biolactyl
dùng để chống tiêu chảy và loạn khuẩn.
Còn với y học cổ truyền cũng là phương pháp điều trị viêm đại tràng hiệu quả được nhiều người áp dụng. Đông y có nhiều bài thuốc điều trị bệnh VTDMT hiệu quả từ các loại thảo dược an toàn, dùng điều trị lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Các bài thuốc chữa bệnh trong Đông y cũng được áp dụng tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người. Có thể kể đến một số loại thảo dược dùng để điều trị bệnh viêm đại tràng như rau ngải cứu, nghệ vàng tươi, nha đam,...
Bài thuốc từ rau ngải cứu, mật lợn, nghệ vàng tươi, mật ong có tác dụng chữa khỏi bệnh viêm đại tràng và đang được nhiều người sử dụng. Các bạn lấy nghệ tươi và ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay cùng với 0,5 lít nước thật nhuyễn. Sau đó lọc qua vải phin lấy nước. Bã bỏ đi. Mật lợn lọc lấy nước (vì mật lợn hay có sạn sỏi bên trong). Tiếp đến, bạn cho tất cả các nguyên liệu trên vào quấy đều, đun nhỏ lửa đến khi nào thuốc cô đặc thành cao. Sau đó, bạn lấy cao bỏ vào bát hoặc lo rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Mỗi lần sử dụng, người bệnh lấy mỗi lần 1 viên cao bằng hạt lạc ăn trước bữa ăn khoảng 30 phút, dùng 2 bữa/ngày vào các buổi sáng và tối trước bữa ăn.
Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có nhiều loại sản phẩm được dùng để điều trị bệnh viêm đại tràng, các bạn có thể tham khảo thêm và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng để có hiệu quả chữa bệnh cao nhất.
Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh VDTMT khi áp dụng các biện pháp chữa bệnh cần có sự kiên trì và kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ sẽ giúp nhanh khỏi bệnh. Theo đó, người bệnh nên tăng cường ăn nhiều chất xơ, hạn chế dầu mỡ, đồ hộp, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê. Bệnh nhân nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày, luôn giữ tinh thần thoải mái để hỗ trợ điều trị bệnh. Đặc biệt, bệnh nhân không nên tự ý áp dụng các biện pháp chữa bệnh mà chưa có sự chỉ dẫn, tư vấn của bác sĩ sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét