Viêm đại tràng hay còn gọi là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là một bệnh về tiêu hóa do nhiễm khuẩn gây ra. Ở nước ta, đây là một căn bệnh phổ biến do việc ăn uống thiếu vệ sinh và một thói quen khoa học là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa bệnh viêm đại tràng, trong đó sử dụng các bài thuốc Đông y là lựa chọn của nhiều người bệnh do hiệu quả điều trị cao và an toàn.
Ngải cứu là vị thuốc điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả
Bệnh viêm đại tràng theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, viêm đại tràng thuộc các chứng bệnh như phúc thống, tiết tả, lỵ tật. Nguyên nhân gây bệnh là do các yếu tố từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể như phong, nhiệt, thử và thấp. Bên cạnh đó, nguyên nhân do ăn uống không điều độ, kém vệ sinh, lạm dụng những đồ ăn bổ béo khó tiêu hoặc sống lạnh, uống quá nhiều rượu..., cũng là nguyên nhân chính gây bệnh. Các yếu tố về cảm xúc như lo lắng, sợ hãi, buồn phiền,... làm tổn thương trường vị, cơ năng chuyển hóa bất thường gây lỵ thấp nhiệt và lỵ hàn thấp. Viêm đại tràng cần được chữa trị kịp thời, đúng phương pháp để tránh bệnh chuyển sang mãn tính.
Biểu hiện của bệnh
- Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi ngoài từ 2 đến 6 lần mỗi ngày: đi ngoài phân lỏng, nát, có thể lèm theo dịch nhầy và máu
- Người bệnh mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, có thể có sốt. Nếu bị bệnh nặng thì cơ thể gầy sút hốc hác.
- Đi ngoài phân thường nát, không thành khuôn. Táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau
- Trướng bụng, đầy hơi
- Đau bụng: thường xuyên xuất hiện các cơn đau bụng quặn hoặc đau âm ỉ ở phần dưới bụng đến dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện.
- Dị ứng đồ ăn: người bệnh thường khó chịu với đồ ăn lạ, khi ăn những món nhiều dầu mỡ, chua cay, rượu bia, café
dễ dẫn đến bị đau bụng, trướng hơi.
- Xét nghiệm phân có thể thấy hồng cầu hoặc tế bào mủ
- Nội soi trực tràng thấy niêm mạc xung huyết, các mạch máu cương tụ thành từng đám, hoặc niêm mạc đại tràng bạc màu, mất độ láng bóng. Các vết xước hoặc trợt niêm mạc, có ổ loét thực sự sâu, bờ đều mềm mại, ở đáy có nhầy, mủ, máu...
Bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng
Bài 1: mật lợn tươi (1 cái), nghệ vàng tươi (2 lạng), mật ong (30ml), ngải cứu (500g)
Cách làm: Nghệ tươi và ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay cùng với 0,5 lít nước thật nhuyễn. Sau đó lọc qua vải phin lấy nước. Bã bỏ đi. Mật lợn lọc lấy nước (vì mật lợn hay có sạn sỏi bên trong). Tiếp đến, bạn cho tất cả các nguyên liệu trên vào quấy đều, đun nhỏ lửa đến khi nào thuốc cô đặc thành cao. Sau đó, bạn lấy cao bỏ vào bát hoặc lo rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Khi sử dụng, người bệnh lấy mỗi lần 1 viên cao bằng hạt lạc ăn trước bữa ăn khoảng 30 phút, dùng 2 bữa/ngày vào các buổi sáng và tối trước bữa ăn.
Bài thuốc này có tác dụng điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả nhờ việc loại bỏ một số loại vi khuẩn có hại của rau ngải cứu; tác dụng làm lành vết thương trong ruột của nghệ vàng và mật ong; đặc biệt là tác dụng hỗ trợ phần dịch mật thiếu hụt trong cơ thể do dịch mật tiết ra không đủ - một phần quan trọng trong quá trình tiêu hóa và nâng cao chức năng hoạt động của đại tràng.
Bài 2: đẳng sâm 12g, hoài sơn 12g, cam thảo 4g, chỉ xác 8g, mộc hương 2g, ý dĩ nhân 12g, trần bì 8g, liên nhục 12g, sa nhân 8g, binh lang 8g.
Người bệnh dùng bài thuốc này sắc lên như các loại thuốc thông thường khác và uống ngày 1 thang. Bài thuốc được áp dụng trong trường hợp người bệnh có những biểu hiện bằng những cơn đau bụng quặn, rối loạn tiêu hóa.
Bài 3: rau má 12g, hoàng đằng 5g, cam thảo 4g, binh lang 8g, chỉ xác 8g, minh giao (cao da trâu) 8g, hoàng liên 5g, hồng hoa 12g, chi tử 8g, sinh địa 12g.
Bài thuốc này có hiệu nghiệm với những trường hợp người bệnh bị đau bụng quặn, đi đại tiện khó và ra nhiều chất nhầy kèm theo máu. Bên cạnh đó là các biểu hiện như đầy hơi, miệng đắng. Khi đó, dùng bài thuốc này sắc lên uống ngày 1 thang sẽ làm giảm hẳn các triệu chứng của bệnh.
Ngoài ra còn có một phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng bằng phương pháp thụt giữ đại tràng. Đây là phương pháp chữa trị trực tiếp có tác dụng diệt và hạn chế vi khuẩn trong thời gian ngắn nhất.
Theo đó, người bệnh cần chuẩn bị các vị thuốc bao gồm: hoàng đằng 10g, hoàng bá 10g, hoàng liên 11g. Các bạn sắc bài thuốc này với khoảng 200ml nước. Sau đó, bạn chắt thuốc lấy nước, lọc sạch và để nguội ở nhiệt độ 30-35 độ rồi thụt giữ đại tràng.
Trên đây là một số bài thuốc trong Đông y dùng để điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả. Tuy nhiên, việc áp dụng các bài thuốc cần được sử chỉ dẫn và tư vấn của bác sĩ. Các bài thuốc phải được áp dụng đúng người, đúng bệnh thì mới cho hiệu quả cao. Trong đó, trường hợp bệnh nhân muốn sử dụng phương pháp thụt giữ đại tràng thì nhất thiết phải được thực hiện tại các cơ sở ý tế. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý áp dụng sẽ rất nguy hiểm. Bên cạnh các bài thuốc chữa trị, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh. Các bạn cần thiết bổ sung thêm chất xơ vào khẩu phần ăn của mình hàng ngày, tránh một số loại như rượu, bia, cà phê, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ,...
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét